Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 27/09/2024 04:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đề án phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải đang dần hoàn thiện

10:15 | 16/05/2024

(Xây dựng) - Để hoàn thiện Đề án “Tiếp tục phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới” (Đề án), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đề án phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải đang dần hoàn thiện
Để cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng quốc tế thì cần rất nhiều điều kiện (Ảnh: HPR).

Ông Mai Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Tổ trưởng Tổ xây dựng Đề án cho biết, tại Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng quy hoạch Vùng Đông Nam bộ đã được Chính phủ phê duyệt và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong hai cảng biển loại đặc biệt của cả nước.

Trong đó, khu bến Cái Mép có chức năng là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, tiếp nhận cỡ tàu container trọng tải từ 80.000÷250.000 DWT (6.000÷24.000 TEU). Đây cũng là cảng biển được Ngân hàng Thế giới (World Bank) xếp hạng thứ 11 CPPI (theo kích cỡ tàu), xếp hạng thứ 32 trong số các cảng container phát triển nhất toàn cầu.

Chính vì vậy, khi được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đặt ra “đề bài” để tìm giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải trong mối liên kết vùng Đông Nam bộ, phát triển cụm cảng trở thành cảng trung chuyển lớn nhất cả nước, có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới nhằm phát triển tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả trong toàn vùng Đông Nam bộ, là một trong những động lực hết sức quan trọng đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2050 tiến lên trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, đồng thời thông qua đó biến nước ta thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho vùng Đông Nam bộ.

Nhận được “đề bài” từ tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã đã đưa ra các giải pháp như: Xây dựng và ban hành quy chế đặc biệt về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa trung chuyển quốc tế, triển khai ứng dụng thông quan tự động tại cảng; Giải pháp thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng Cái Mép - Thị Vải để phát triển trở thành càng cửa ngõ, trung chuyển lớn nhất cả nước; Chiến lược kiềng 3 chân về Phát triển cảng trung chuyển quốc tế, Chiến lược phát triển khu thương mại tự do tại Việt Nam nói chung, Cái Mép - Thị Vải nói riêng và phát triển vận tải kết nối Việt Nam - quốc tế; Vai trò của hệ sinh thái dịch vụ logistics (cảng cạn, ICD, kho bãi, dịch vụ logistics...) trong phát triển hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải; Điều kiện cần và đủ để thu hút hãng tàu tăng các tuyến vận tải container quốc tế tại Cái Mép - Thị Vải từ góc nhìn của hãng tàu…

Theo ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần đẩy nhanh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối; phát triển không phát thải, xây dựng trung tâm nghiên cứu nhiên liệu xanh, nhiên liệu sạch… Có hệ sinh thái tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới… thúc đẩy các thủ tục đầu tư, khai thác trung tâm logistics Cái Mép Hạ một cách hiệu quả, đảm bảo cho Cái Mép - Thị Vải trở thành một trung tâm kết nối không chỉ trong phạm vi quốc gia Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Bên cạnh đó, Đề án cần bổ sung nghiên cứu chi tiết về thị trường vận tải toàn cầu, thị phần vận tải của từng hãng tàu trên thế giới và các cảng biển đã được các hãng tàu lựa chọn làm bản doanh trung chuyển, phân phối hàng hóa. Nghiên cứu chính sách các quốc gia lân cận, có điều kiện tương tự Việt Nam để thu hút các hãng tàu, làm cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh thu hút hàng trung chuyển hiệu quả, bền vững...

Ông Mai Ngọc Thuận đã đánh giá cao các ý kiến đóng góp với Đề án bởi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện thực hóa một trong những nội dung Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 154/NQ-CP.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và khu thương mại tự do gắn với cảng biển sẽ là động lực phát triển của cả vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới, thúc đẩy Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, giúp vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm logistics thuộc nhóm đầu khu vực và thế giới vào năm 2050.

Trung Kiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Sáng 26/9, các đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe các Sở, ngành liên quan báo cáo quy hoạch giao thông vận tải và tình hình thực hiện một số dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh.

  • Bến Tre: Sẽ khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển vào ngày 2/10/2024

    (Xây dựng) - Vào ngày 2/10/2024, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, một cột mốc quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển, mở ra cơ hội phát triển cho không chỉ tỉnh Bến Tre mà còn cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này diễn ra tại nút giao giữa Dự án cầu Ba Lai 8 và Quốc lộ 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và người dân.

  • Tiền Giang: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, Tiền Giang đã khẳng định rõ rệt sự quan tâm và quyết tâm của mình trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông. Với chủ trương “Phát triển giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và giao thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân…”, Tiền Giang đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này trong nhiều năm qua.

  • Hà Tĩnh: Tăng cường cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước

    (Xây dựng) - Thực hiện công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tăng cường thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, phục hồi, nâng cấp mặt đường trong xây dựng nông thôn mới, Sở Giao thông vận tải yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã cần cấp phát kinh phí cho các xã kịp thời, đảm bảo quy định.

  • Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo Thủ tướng phương án tháo gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

  • Quảng Nam: Tuyến đường dài 1,9km được đề nghị điều chỉnh tăng mức đầu tư lên 148 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Tờ trình số 7165 về việc quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường tránh phía Tây Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load